Luyện thi THPT_QG

[THPTQG] 14 Quy tắc trọng âm cơ bản và các trường hợp trọng âm đặc biệt

  • 12-11-2020
Hiểu được quy tắc của trọng âm bạn sẽ dễ dàng chinh phục dạng bài ngữ âm trong bài kiểm tra và phát âm chuẩn xác, tự nhiên như người bản địa.


I. Trọng âm trong tiếng Anh là gì?


Trọng âm là nét độc đáo riêng của tiếng Anh giúp từ và câu có ngữ điệu rõ ràng khi phát âm. Khi đọc trọng âm sẽ được nhấn mạnh đọc to và rõ hơn các âm khác trong từ. Trọng âm được nhận biết bằng dấu phẩy đặt trước âm tiết (Tra từ điển phần phiên âm sẽ thấy)


II. Ứng dụng kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra


Kiến thức trọng âm thuộc dạng bài ngữ âm trong bài kiểm tra, đây là một trong những dạng bài dễ ăn điểm và thường nằm ở đầu mỗi bài kiểm tra. Vì vậy, học viên tuyệt đối không nên để mất điểm ở dạng bài này. Ngoài ra, nắm vững được kiến thức trọng âm, bạn sẽ phát âm và nói tiếng Anh chuẩn xác hơn.

 

 

 

III. 14 Quy tắc trọng âm cơ bản và các trường hợp đặc biệt

A. 14 Quy tắc trọng âm cơ bản


1. Phần lớn động từ có 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

 

E.g.: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,…

Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open…


2. Phần lớn danh từ và tính từ có 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

 

E.g.: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard, 'basic, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly…

Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take,a'lone, a'mazed, a’bsorbed, a’brupt,..

 3. Đối với các từ ghép

 

- Động từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. 

 E.g.: be'come, under'stand.

 

-Danh từ ghép thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.

 E.g.: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,…

 

- Tính từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

 E.g.: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, …

 Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white …

 

- Trạng từ ghép thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2. 

E.g.: down’stairs, north-‘east,…


4. Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là -ed hoặc phân từ hai thì trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.

 

 E.g.: bad-'tempered, short-'sighted, ill-'treated, well-'done, well-'known…

 5. Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.

 

- Các tiền tố không làm thay đổi trọng âm: under-, dis-, re-, un-, im-, il-, non-, ir-, over-, en-.

 

 E.g.: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, E.g.'pert, re'cord, …

 

Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay…

 6. Một số hậu tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ: -ment, -ship, -ness, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less.

 

E.g.:

ag'ree – ag'reement

'meaning – 'meaningless

re'ly – re'liable

'poison – 'poisonous

'happy – 'happiness

re'lation – re'lationship

'neighbour – 'neighbourhood

E.g.'cite - E.g.'citing

 7. Các từ có hậu tố là–ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.

 

E.g.: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous …

Ngoại lệ: ‘politics, ma’ture, ‘temperature, ‘agriculture, ‘literature, ‘television

 8. Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.

 

E.g.: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self …

 

 9. Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique/ -esque, -ain, -ade

 

E.g.: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer… 

Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee…

 10. Những từ có tận cùng là. -graphy, -ate, -ary,-gy, -cy, -ity, -phy, -al trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.

 

E.g.: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,…

 

Lưu ý: các từ kết thúc bằng -ate, -ary:

 

- Nếu từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

 

- Nếu từ có 3 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

 

 11. Các từ hai âm tiết tận cùng bằng -er/-or thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

 

E.g.: ‘father, ‘teacher, ‘flower, ‘suffer, ‘mother, ‘enter, ‘baker, ‘dressmaker, ‘builder,…

 

Ngoại lệ: con’fer, pre’fer, re’fer,…

 12. Các từ kết thúc bằng các đuôi how, what, where thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.

 

E.g.: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere…

 13. Các từ 2 âm tiết tận cùng bằng ever thì trọng âm rơi vào chính nó.

 

E.g.: how’ever, when’ever, what’ever…

 14. Một số từ hai âm tiết bắt đầu bằng /ə/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

 

E.g.: a’bout, a’gain, a’lone, a’chieve, a’like,…

 

B. Các trường hợp đặc biệt của trọng âm

 

Một số từ vừa là danh từ vừa là động từ nên có hai cách nhấn trọng âm:

 

NOUNS                  VERBS

 

'abstract                  ab'stract

 

'conduct                  con'duct

 

'contract                 con'tract

 

'contrast                 con'trast

 

'desert                   de'sert

 

'escort                   es'cort

 

'E.g.port                E.g.'port

 

'import                  im'port

 

'insult                    in'sult

 

'object                   ob'ject

 

'perfect                  per'fect

 

'permit                   per'mit

 

'present                 pre'sent

 

'produce                pro'duce

 

'protest                 pro'test

 

'rebel                    re'bel

 

'record                  re'cord

 

'subject                 sub'ject

 

Một số từ sau vừa là động từ vừa là danh từ nhưng trọng âm không thay đổi:

 

‘answer (n,v): câu trả lời, trả lời

 

‘offer (n,v): lời đề nghị, đề nghị

 

‘picture (n,v): bức tranh, vẽ tranh

 

‘travel (n,v): du lịch, đi du lịch

 

‘visit (n,v): cuộc viếng thăm, viếng thăm

 

ad’vice (n,v): lời khuyên, khuyên bảo

 

re’ply (n,v): lời hồi đáp, trả lời

 

Với lượng kiến thức về trọng mà Athena đã cung cấp, bạn chỉ cần bạn kết hợp với một chút chăm chỉ là có thể dễ dàng chinh phục dạng bài dạng bài ngữ âm trong mọi bài kiểm tra.