Luyện thi THPT_QG
Tất tần tật kiến thức về tân ngữ trong tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu nhất.
- 25-11-2021
Tân ngữ là một trong những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất mà bắt buộc các bạn học sinh phải nắm được. Tuy nhiên, nhiều bạn lại cảm thấy lúng túng với phần ngữ pháp này như không biết tân ngữ là gì? Cách xác định tân ngữ trong câu như thế nào, dẫn đến mất điểm rất đáng tiếc ở một số bài ngữ pháp, đặc biệt là ở dạng bài tập chuyển từ câu chủ động sang câu bị động. Vì vậy, để giúp các bạn “đối phó” với phần kiến thức này, Athena xin gửi đến các bạn bài viết tổng hợp từ A-Z kiến thức về tân ngữ. Đọc xong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ giỏi về tân ngữ.
1.Tân ngữ là gì?
Tân ngữ (Object) hay còn gọi là túc từ là thành phần thuộc vị ngữ của câu, thường dùng để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ. Tân ngữ có thể là từ hoặc cụm từ thường đi sau động từ, liên từ hoặc giới từ và thường nằm ở giữa hoặc cuối câu. Trong một câu có thể có nhiều tân ngữ.
Ví dụ:
He gives me a cake
I’m playing piano
Khi muốn xác định tân ngữ trong câu, ngoài việc tìm từ đứng sau động từ, bạn có thể tìm tân ngữ bằng cách đặt các câu hỏi như Ai? Cái gì nhận hành động?
Ví dụ ở câu trên anh ấy đưa cái gì? Hoặc anh ấy đưa cho tôi cái gì?
2.Các loại tân ngữ
Trước khi đi vào phân loại tân ngữ, chúng ta cùng phân tích 1 ví dụ dưới đây:
He gives me a cake
Theo các bạn tân ngữ của câu này là gì? Là a cake hay là me? Hay là cả me và a cake? Nếu câu này có 2 tân ngữ là me và a cake thì bạn có biết 2 tân ngữ này được gọi là gì không? Chúng khác nhau thế nào? Nếu bạn chưa rõ thì mời bạn đọc tiếp bài viết nhé.
Tân ngữ trong tiếng Anh, người ta chia làm 2 loại là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
Tân ngữ trực tiếp (direct object)
Tân ngữ trực tiếp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động. Tân ngữ trực tiếp có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người hoặc vật và có vị trí đứng sau động từ hành động.
Ví dụ: She is reading book ( Quyển sách là tân ngữ, chịu tác động trực tiếp của hành động đọc)
Tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Tân ngữ gián tiếp là đối tượng nhận tác động của động từ một cách gián tiếp, phải thông qua một đối tượng trực tiếp nhận hành động trước đó. Tân ngữ gián tiếp có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người hoặc vật và có vị trí đứng giữa động từ và tân ngữ trực tiếp của nó.
Ví dụ:
She gives me a present
Câu này có 2 tân ngữ là me và a present, trong đó me là tân ngữ gián tiếp, còn a present là tân ngữ trực tiếp.
Tân ngữ của giới từ: từ là cụm từ đứng sau một giới từ trong câu.
Ví dụ:
– The cup is on the table. (Cái cốc đang ở trên bàn.)
– I want to hang out with Sam. (Tôi muốn ra ngoài với Sam.)
3.Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
Dưới đây là 1 số típ mà bạn có thể áp dụng để phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp nếu bạn vẫn còn chưa biết cách phân biệt 2 loại tân ngữ này nhé.
- Điều đầu tiên các bạn cần phải nhớ là tân ngữ không bao giờ đứng một mình trong câu mà chúng luôn phải đi cùng với động từ, giới từ hoặc liên từ
- Tân ngữ trực tiếp là người hoặc vật nhận tác động đầu tiên của hành động. Còn tân ngữ gián tiếp là người hoặc vật mà hành động xảy ra đối với người hoặc vật đó
- Nếu trong câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ này lại không có giới từ thì tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
- Nếu trong câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ có giới từ ví dụ như “for”, “to” thì tân ngữ đi sau giới từ là tân ngữ gián tiếp, còn tân ngữ đứng trước là tân ngữ trực tiếp.
Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ví dụ dưới đây để các bạn có thể hiểu rõ hơn
Ví dụ 1: My friend sends me a gift
Câu này có 2 tân ngữ là me và a gift. A gift là vật nhận tác động đầu tiên của hành động send => a gift là tân ngữ trực tiếp, còn me là tân ngữ gián tiếp.
Ngoài ra, ở câu này không có giới từ nào giữa 2 từ này thì từ tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp => me là tân ngữ gián tiếp, a gift là tân ngữ trực tiếp.
Ví dụ 2: My friends sends a gift for me: giữa tân ngữ a gift và me có giới từ for nên me là tân ngữ gián tiếp do đứng sau for còn a gift là tân ngữ trực tiếp
4.Các hình thức của tân ngữ
4.1.Danh từ
Danh từ hoặc cụm danh từ có thể làm tân ngữ trong câu và ở dưới dạng tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ: She gave me a book = she gave a book to me
Ngoài ra, các tính từ được dùng như danh từ tập hợp cũng có thể làm tân ngữ trong câu ví dụ như: the young, the poor, the rich…
4.2 Danh động từ
Danh động từ là những danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi ing vào động từ.
Trong tiếng Anh, một số động từ đòi hỏi theo sau phải là 1 động từ khác ở dạng V-ing. Khi đó động từ V-ing đi theo sau được coi là 1 tân ngữ.
Ví dụ:
I like reading newspaper
Dưới đây là các động từ yêu cầu sau nó phải là 1 v-ing.
Admit (thừa nhận) |
Enjoy (vui thích) |
suggest |
Appreciate (đánh giá cao) |
Finish (kết thúc) |
consider |
Avoid (tránh) |
Miss (nhớ) |
mind |
can’t help (không thể giúp) |
Postpone (hoãn) |
recall |
Delay (trì hoãn) |
Practice (thực hành) |
risk |
Deny (phủ nhận) |
Quit ( từ bỏ ) |
repeat |
Resist (kháng cự) |
Resume (bắt đầu trở lại) |
resent |
4.3 Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng chỉ có chức năng làm bổ ngữ, tân ngữ cho câu mà không được làm chủ ngữ
Đại từ chủ ngữ |
Đại từ tân ngữ |
I |
Me |
You |
You |
He |
Him |
She |
Her |
It |
It |
They |
Them |
Ví dụ: She likes him very much
I miss you so much
4.4.Động từ
Bạn cho rằng tân ngữ trong tiếng Anh chỉ là danh từ hay đại từ thôi đúng không? Nếu bạn có suy nghĩ vậy thì chưa đủ đâu nhé. Tân ngữ trong tiếng Anh cũng có thể là 1 động từ nguyên mẫu nữa đấy, vì 1 số động từ bắt buộc phải theo 1 sau là một động từ khác ở dạng nguyên mẫu. Do đó, những động từ nguyên mẫu này được xem là 1 tân ngữ
Ví dụ:
-I want to help you
-She intends to go out with her parents.
Nếu bạn chưa biết các động từ nào yêu cầu phải có động từ nguyên mẫu đi kèm thì dưới đây bảng 1 số động từ cần những động từ đi sau mà bạn có thể tham khảo nhé.
Agree (đồng ý) |
Desire (khao khát) |
Hope (hi vọng) |
Plan (lên kế hoạch) |
strive (phấn đấu) |
Attempt (nỗ lực) |
Expect ( hi vọng) |
Intend (có ý định) |
Prepare (chuẩn bị) |
tend (trông nom, chăm sóc) |
Claim (khẳng định) |
Fail (thất bại) |
Learn (học) |
Pretend (giả vờ) |
want (muốn) |
Decide (quyết định) |
Forget (quên) |
Need (cần) |
Refuse (từ chối) |
wish(muốn, hi vọng) |
Demand (yêu cầu) |
Hesitate (do dự) |
Offer (đưa ra) |
Seem (hình như) |
Ví dụ:
I need to your help
She refuses to accept her promotion
Ngoài ra, có một số động từ mà theo sau nó có thể là động từ nguyên mẫu hoặc V-ing với ý nghĩa không thay đổi.
Begin |
continue |
hate |
love |
start |
can’t stand |
dread |
like |
prefer |
try |
Ví dụ:
I hate playing tennis very much
= I hate to play tennis very much
.
4.5 Mệnh đề danh từ
Mệnh đề danh từ cũng được xem là 1 tân ngữ trong câu
Ví dụ: She doesn’t know what to do
My mother teaches me how to cook this meal
5.Thứ tự của tân ngữ trong câu
Đối với 1 câu có 2 tân ngữ là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, chúng sẽ được sắp xếp theo vị trí sau:
Trường hợp 1: Có giới từ
Vị trí: Tân ngữ trực tiếp + Giới từ (thường là “to” và “for”) + Tân ngữ gián tiếp
Ví dụ:
She makes a cake for me
Trường hợp 2: Không có giới từ
Vị trí: Động từ + tân ngữ trực tiếp + tân ngữ gián tiếp
Ví dụ: My mother has sent me money
Lưu ý: Mặc dù tân ngữ rất quan trọng trong câu nhưng không phải động từ nào cũng cần tân ngữ. 1 số nội động từ như run, sleep, cry, wait hay die… sẽ không cần tân ngữ đi sau.
6.Cách dùng tân ngữ trong câu bị động
Như đã đề cập ở trên, câu bị động là kiến thức ngữ pháp khiến nhiều bạn cảm thấy rất khó khăn vì không biết cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động như thế nào. Có rất nhiều nguyên nhân để các bạn không được làm dạng bài tập nhưng nguyên nhân quan trọng nhất mà nhiều bạn hay gặp phải đó là không biết cách xác định tân ngữ của câu. Sau khi đọc xong các kiến thức ở trên, bạn đã biết cách sử dụng và xác định tân ngữ rồi đúng không?
Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động
Bước 1: Xác định tân ngữ cần chuyển trong câu chủ động. Sau đó chuyển tân ngữ ở câu chủ động thành chủ ngữ trong câu bị động.
Bước 2: Xác định thì trong câu chủ động. Khi xác định được thì ở câu chủ động sẽ chuyển động từ về thể bị động (be + VpII) tương ứng.
Lưu ý: Động từ của câu bị động chia ở dạng số ít hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ của câu bị động đó.
Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ trong câu bị động bằng cách thêm giới từ “by” phía trước.
Ví dụ:
Câu chủ động: My father usually plays guitar (Bố tôi thường xuyên chơi ghita)
Bước 1: Đầu tiên chúng ta sẽ xác định tân ngữ của câu. Trong câu này guitar là tân ngữ của câu chủ động ( đứng sau động từ) và khi chuyển sang câu bị động guitar sẽ trở thành chủ ngữ của câu.
Bước 2:Xác định thì động từ của câu chủ động. Câu này động chia ở thì hiện tại tiếp diễn nên khi chuyển sang câu bị động ta sẽ chia động từ theo cấu trúc tobe +being+ Vp2.
Guitar is being usally played
Bước 3: Chuyển chủ ngữ my father ở câu chủ động thành tân ngữ ở câu bị động và thêm by vào trước chủ ngữ đó. Ta sẽ được câu hoàn chỉnh sau:
Guitar is being usally played by my father
7.Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh
Chọn câu đúng cho các câu sau.
1.
- Jack sold to his friend a laptop.
- Jack sold his friend a laptop.
- Jack sold for his friend a laptop.
- jack sold his friend to a laptop.
2.
- Jane has written a letter for her parents.
- Jane has written a letter her parents.
- Jane has written a letter to her parents.
- Jane has written for a letter to her parents.
3
- Channy told to his classmates a funny story.
- Channy told for his classmates a funny story.
- Channy told his classmates a funny story.
- Channy told a funny story for his classmates.
4.
- He will feed some fishes for the cat.
- He will feed some fishes to the cat
- He will feed some fishes the cat
- He will feed for some fishes the cat
5.
- Jenny lend her buddy a calculator.
- Jenny lend to her buddy a calculator.
- Jenny lend for her buddy a calculator.
- Jenny lend a calculator to her buddy.
Đáp án
1.B 2.C 3.C 4.B 5.A
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về tân ngữ trong tiếng Anh. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc xác định tân ngữ cũng như làm các dạng bài liên quan đến ngữ pháp này nữa.