Luyện thi TOEIC

Siêu hot: Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản dành cho người mới bắt đầu.

  • 23-10-2021
Ngữ pháp tiếng Anh được xem là chiếc chìa khóa vạn năng để bạn có thể chinh phục và thành thạo 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Sở hữu một nền tảng ngữ pháp chắc chắn sẽ giúp bạn vận dụng tốt từ vựng sao cho đúng ngữ cảnh hơn, giúp người đọc và người nghe hiểu được ý nghĩa mà bạn muốn diễn đạt. Tuy nhiên để có được chiếc chìa khóa này yêu cầu bạn phải sở hữu một khối lượng kiến thức ngữ pháp nhất định.

 

Hiện nay rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc học hay tìm kiếm một lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh phù hợp với bản thân. Vì vậy, để giúp các bạn có định rõ ràng cũng như dễ dàng hơn trong việc tự học ngữ pháp tiếng Anh, Athenaonline xin gửi đến các bạn lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản để các bạn có thể tham khảo và tự học theo lộ trình này.

 

Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

 

Lộ trình ngữ pháp tiếng Anh cơ bản này sẽ phù hợp với mọi đối tượng từ các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh cho đến những bạn đã có nền tảng nhưng vẫn chưa vững. Chỉ cần học theo các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản dưới đây, đảm bảo bạn sẽ có nền tảng ngữ pháp tiếng Anh vững chắc.

 

I.Học cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh

 

Cấu trúc câu trong tiếng Anh là trật tự các từ đúng theo quy định, theo các quan hệ và hài hòa giữa các từ, các yếu tố để tạo nên một câu có nghĩa và chính xác. Đây được xem là ngữ pháp cơ bản và quan trọng nhất khi học ngữ pháp tiếng Anh. Nắm vững cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi vì sao dùng từ loại này mà không phải là từ loại khác, tại sao các vị trí trong câu lại được sắp xếp như vậy hay đơn giản chỉ là cách tạo nên  một câu như thế nào…

 

Cấu trúc câu được chia thành 2 dạng chính là dạng đơn giản ( câu ít các thành phần, câu rút gọn hay câu đặc biệt..) và dạng phức tạp ( câu nhiều chủ vị, nhiều thành phần)

Để nắm được kiến thức về phần ngữ pháp tiếng Anh này, bạn cần học 1 số kiến thức cơ bản về câu dưới đây:

 

1.Các thành phần cấu trúc trong câu

 

Một cấu trúc tiếng Anh thông dụng sẽ có những thành phần cơ bản sau:

1.1 Chủ ngữ  (Subject)

Chủ ngữ trong câu có thể là danh từ, cụm danh từ hoặc là một đại từ chỉ người, sự vật hoặc sự việc. Chủ ngữ thường đứng trước động từ.

VD: My sister plays piano very well

 

1.2 Động từ (Verb)

Động từ là từ chỉ trạng thái hay hành động của chủ ngữ. Trong câu bắt buộc phải có động từ

VD: I go to school everyday

 

1.3 Tân ngữ (Object)

Tân ngữ có vai trò chịu tác động hoặc ảnh hưởng của động từ. Tân ngữ có thể là đại từ chỉ người, chỉ vật hay sự việc hoặc tân ngữ cũng là có thể là 1 danh từ hoặc cụm danh từ.

VD: I will buy a new mobile phone in this month

 

1.4 Vị ngữ (Complement)

Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ, có tác dụng bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ và thường đi theo sau một tân ngữ hoặc động từ nối và thường trả lời cho câu hỏi whom hoặc what? Tuy nhiên trong một câu không nhất thiết phải có vị ngữ.

VD: She is a student

 

1.5 Tính từ (Adjective)

Tính từ là từ dùng để miêu tả về tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc hoặc người trong câu. Tính từ sẽ đứng sau động từ tobe, sau linking veerb hoặc cũng có thể đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

VD:

  • She is a beautiful girl
  • He looks very happy
  • He is tall

 

1.6 Trạng từ (Adverb)

Trạng từ là từ dùng để chỉ thời gian, địa điểm, tần suất hay mức độ. Trạng từ có thể nằm ở cuối hoặc đầu câu, trước hoặc phía sau động từ để bổ nghĩa cho động từ. Trong nhiều cấu trúc câu thông dụng, trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho tính từ hay  một trạng từ khác.

VD:

  • Yesterday, I went to cinema
  • He lives in an apartment 
  • She runs fast

 

2.Một số cấu trúc câu thông dụng

2.1 Cấu trúc: S + V

- Đối với cấu trúc này, câu thường rất ngắn vì một số câu chỉ có duy nhất chủ ngữ và động từ. Động từ trong cấu trúc câu này thường là những nội động từ

VD: He sleeps

        S       V

 

2.2 Cấu trúc: S + V + O

- Đây là cấu trúc câu ngữ pháp tiếng Anh rất thông dụng và hay gặp. Động từ trong cấu trúc này thường là ngoại động từ.

VD: I like music

        S  V     O

 

2.3.Cấu trúc S+ V+ adv

VD: he runs quickly

         S   V      A

 

2.4 Cấu trúc: S + V + O + O

VD: She gives me a pen

        S     V       O    O

- Khi trong câu có 2 tân ngữ đi liền nhau thì sẽ có một tân ngữ được gọi là tân ngữ trực tiếp (Trực tiếp tiếp nhận hành động), và tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp (không trực tiếp tiếp nhận hành động)

 

2.5 Cấu trúc: S + V + C

VD:  It becomes colder

         S      V         C

 

2.6 Cấu trúc: S + V + O + C

VD: She considers herself an artist.

        S          V          O           C

 

2.7.Cấu trúc S+V+Adj

You look handsome

  S     V       adj

 

3.Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản: Các từ loại trong câu

Dưới đây là các từ loại cơ bản các bạn bắt buộc phải nắm được khi học ngữ pháp tiếng Anh.

1.Danh từ

Danh từ là từ để chỉ người hoặc vật, một sự việc, sự vật hay một tình trạng hay cảm xúc.

1.1 Phân loại danh từ

Danh từ được chia làm 2 loại là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng

Danh từ cụ thể (concrete nouns)

Danh từ trừu tượng

 (abstract nouns)

Danh từ chung (common nouns): là danh từ dùng làm tên chung cho một loại như:
book (cái bàn), man (người đàn ông)..

Danh từ riêng (proper nouns): là các tên riêng của người, địa danh…như London, Tom, Jack..

là danh từ dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng có thể xác định hay cảm nhận được qua các giác quan như nhìn thấy, sờ nắm được, nghe thấy, nếm được, ngửi được

love (tình yêu), joy (vui sướng), fear ( sợ hãi),happiness (sự hạnh phúc), beauty (vẻ đẹp), health (sức khỏe)…

     

 

1.2 Vị trí của danh từ

  • Làm chủ ngữ trong câu

VD: I’m a student

  • Làm tân ngữ trực tiếp (direct object) cho một động từ.

VD: She buys a book

  • Làm tân ngữ gián tiếp (indirect object) cho một động từ:

VD: Tom gave me a gift

  • Làm tân ngữ (object) cho một giới từ. Danh từ thường đứng ở cuối hoặc giữa câu

VD: I will speak to Jane about it

  • Làm bổ ngữ chủ ngữ (subject complement). Danh từ sẽ đứng sau các động từ nối hay liên kết (linking verbs) như to become, to be, to seem,...:

VD: I am a doctor

She becomes a nurse

  • Làm bổ ngữ tân ngữ (object complement)

Khi đứng sau một số động từ như to make (làm, chế tạo,...), to elect (lựa chọn, bầu,...), to call (gọi <điện thoại>,...), to consider (xem xét,...), to appoint (bổ nhiệm,...), to name (đặt tên,...), to declare (tuyên bố,..) to recognize (công nhận,...).

VD: Director appoints her father president

 

2 Động từ

 

Động từ là từ dùng để diễn tả các hành động của chủ ngữ. Động từ thường dùng để mô tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật, hoặc sự vật nào đó nào đó.

2.1 Vị trí của động từ trong câu

  • Đứng sau chủ ngữ:

VD: I listen to music

  • Sau các trạng từ chỉ tần suất (Adverb of Frequency) nếu là động từ thường.

Các trạng từ chỉ tần suất thường gặp:

  • Always: luôn luôn
  • Usually: thường thường
  • Often : thường
  • Sometimes: Đôi khi
  • Seldom: Hiếm khi
  • Never: Không bao giờ

VD: He usually goes to school everyday

 

3.Tính từ

Dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ. Tính từ giúp miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng mà danh từ đó đại diện.

3.1 Vị trí của tính từ

  • Đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó

Ví dụ: It’s a nice guy

  • Đứng sau các linking verb

Ví du: She looks very happy

  • Đứng sau động từ tobe

Ví dụ: She is a very beautiful girl

  • Sau stay, remain, become

Ví dụ: The price remains unchanged

 

4.Trạng từ

Vị trí của trạng từ

  • Đứng sau động từ thường
  • Ở giữa trợ động từ và động từ thường
  • Sau động từ tobe
  • Đứng trước hoặc sau động từ, bổ nghĩa cho động từ
  • Đứng trước tính từ
  • Đứng trước trạng từ, bổ nghĩa cho trạng từ

 

III. Thì động từ

 

 

Thì động từ là kiến thức cơ bản nhất mà bạn bắt buộc phải nắm vững nếu muốn học ngữ pháp tiếng Anh tốt. Việc nắm rõ cấu trúc và cách sử dụng các thì động từ sẽ giúp bạn sử dụng nhuần nhuyễn và chính xác trong các kỹ năng nói và viết.

Trong tiếng Anh người ta chia ra thành 12 thì cơ bản, theo các mốc thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Athena đã có bài viết cụ thể về từng thì động từ, vì vậy bạn có thể theo dõi chi tiết về cách sử dụng từng thì trong các bài viết cụ thể dưới đây.

Cụ thể

  1. Thì hiện tại đơn –  Present simple
  2. Thì hiện tại tiếp diễn – Present continuous tense
  3. Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense
  4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn – Present perfect continuous tense
  5. Thì quá khứ đơn – Past simple tense
  6. Thì quá khứ tiếp diễn – Past continuous tense
  7. Thì quá khứ hoàn thành – Past perfect tense
  8. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn – Past perfect continuous tense 
  9. Thì tương lai đơn – Simple future tense
  10. Thì tương lai tiếp diễn – Future continuous tense
  11. Thì tương lai hoàn thành – Future perfect tense
  12. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn – Future perfect continuous tense

Ngoài các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản ở trên, bạn có thể tìm hiểu và trau dồi thêm các kiến thức ngữ pháp khác như:

  • Giới từ
  • Các dạng thức của động từ
  • Động từ: Nội và ngoại động từ
  • Mạo từ
  • Lượng từ
  • Liên từ
  • Từ nối
  • Câu điều kiện
  • Cấu trúc so sánh
  • Câu cầu khiến, mệnh lệnh
  • Câu trực tiếp, gián tiếp
  • Câu chủ động, bị động
  • Mệnh đề quan hệ
  • Hòa hợp chủ vị
  • Câu ước

 

IV.Học ngữ pháp tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả?

Học ngữ pháp tiếng Anh như thế nào để có thể nhớ nhanh và thấm lâu là câu hỏi Athena nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Vì vậy để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp thu và xử lý những kiến thức khô khan, “khó nhằn” này, Athena xin gửi đến các bạn các bước học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả dưới đây, để các bạn tham khảo nhé.

Đầu tiên hãy xác định mục đích rõ ràng

Cho dù làm bất cứ công việc gì bạn cũng cần phải có mục đích rõ ràng và cụ thể. Học ngữ pháp tiếng Anh cũng vậy. Bạn cần đưa ra mục tiêu để mình hướng tới và lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp với mục tiêu ấy.

Ví dụ: Bạn sẽ đưa mục tiêu tuần này bạn cần học phần ngữ pháp nào? Trong thời gian bao lâu? Thời gian cụ thể bạn sẽ học tiếng Anh là vào lúc nào? Làm thế nào để bạn có thể nắm vững kiến thức ngữ pháp đó?..

Bạn tự đưa ra câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó càng chi tiết thì mục tiêu của bạn càng rõ ràng và cụ thể.

 

Tập trung vào ngữ pháp liên quan

Để tránh tình trạng học lan man, bạn hãy học theo chủ đề. HỌc theo chủ đề là phương pháp được nhiều bạn áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao. Ví dụ bạn có thể lên kế hoạch cho việc học ngữ pháp tiếng Anh về chủ đề từ loại. Bạn sẽ học tất cả các kiến thức ngữ pháp liên quan đến chủ đề này như từ loại danh từ, tính từ, động từ và trạng từ..

Ví dụ:

Buổi 1: Học về từ loại danh từ. Làm bài tập áp dụng

Buổi 2: Học về động từ và làm bài tập áp dụng

Buổi 3: Học về tính từ và làm bài tập áp dụng

Buổi 4: Học về trạng từ và làm bài tập áp dụng

Buổi 5 + 6: ôn tập kiến thức về các từ loại trên và làm bài tập tổng hợp

 

Ôn tập đều đặn mỗi ngày

Hãy dành thời gian từ 30 phút cho đến 1 tiếng mỗi ngày để tập trung ôn luyện. Sau đó bạn mới tập trung vào học bài mới theo như mục tiêu đã được lên kế hoạch. Mặc dù trong quá trình học tập, sẽ có lúc bạn bị sao nhãng hay muốn bỏ cuộc bởi các yếu tố khách quan hay chủ quan, thì bạn hãy nhanh chóng vượt qua những “cám dỗ” đó để tập trung vào học bài. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lấy lý do khiến bạn bắt đầu nhé.

 

Chúc các bạn luôn nỗ lực để có thể nắm chắc được ngữ pháp tiếng Anh cũng như tạo được động lực trong quá trình học tập của mình. Nếu trong quá trình học tập bạn cần Athena hỗ trợ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi dưới đây để được giải đáp nhé. Cố gắng lên các bạn nhé. Chúc các bạn học tập tốt.